Thuật ngữ logistics xuất nhập khẩu thường được sử dụng rất phổ biến trong môi trường hằng ngày. Tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Với những người mới tìm hiểu về ngành này, có thể sẽ chưa hiểu hết được các thuật ngữ viết tắt bằng tiếng anh. Để giúp những khách hàng ngoài ngành hoặc mới tham gia lĩnh vực logistics có thể hiểu hơn. Vietjet Cargo đã tổng hợp lại các thuật ngữ logistics thông dụng cho mọi người tham khảo và sử dụng trong bài viết bên dưới!
Các thuật ngữ logistics xuất nhập khẩu chuyên dùng
SKU – Stock Keeping Unit
Đây là một đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho hay còn được gọi là mã hàng hóa. Đây là mã vạch có thể quét giúp bạn tìm kiếm và quản lý sản phẩm một cách dễ dàng.
Mã hàng hóa được tạo thành thành 8 chữ cái và chữ số trở lên. Nhằm cung cấp thông tin chi tiết và giá cả, chi tiết sản phẩm và nhà sản xuất của sản phẩm.
Một SKU hoàn chỉnh nên bao gồm những yếu tố sau:
- Tên nhà sản xuất/ thương hiệu
- Mô ta chất liệu và hình dáng sản phẩm
- Ngày mua hàng
- Kho lưu trữ
- Kích cỡ sản phẩm
- Màu sắc sản phẩm
- Tình trạng sản phẩm
Freight Forwarder hay Forwarder
Đây là đơn vị cung cấp dịch vụ giao nhận, vận tải, chuyên thu xếp. Hay lưu kho và vận chuyển hàng hóa thay mặt cho doanh nghiệp. Đây được xem là một hình thức cung cấp dịch vụ hậu cần bên thứ 3.
Thông thường các công ty Forwarder thường cung cấp thêm những dịch vụ khác. Nhằm gia tăng giá trị cho khách hàng như lo thủ tục hải quan, chuẩn bị chứng từ. Hay chuẩn bị thương lượng cước vận chuyển, việc gom hàng và bảo hiểm hàng hóa.
Việc chọn các công ty forwarder sẽ giúp các công ty giảm bớt áp lực, thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa. So với việc sử dụng đội ngũ và cơ sở logistics inhouse. Hầu như, các công ty Forwarder luôn có sẵn mối quan hệ với các đơn vị vận chuyển. Nên mức giá dịch vụ của họ thường sẽ tốt nhất cho khách hàng. Họ đóng vai trò trung gian giữa người gửi hàng và tất cả các cá nhân hay đơn vị dịch vụ tham gia vào quá trình vận chuyển.
Freight Consolidation (gom hàng hóa)
Đây là một thuật ngữ logistics trong đó hàng hóa của người gửi được kết hợp với nhiều lo hàng khác nhau. Trong một khu vực địa lý cụ thể để thành một chuyến hàng hóa duy nhất.
Lo hàng này sẽ được vận chuyển đến một địa điểm đã định trước. Sau đó, nó sẽ được chia ra thành các lô hàng nhỏ hơn và được vận chuyển đến điểm đích cuối cùng.
Hàng hóa có thể được phân loại thành FTL (Full truckload – vận chuyển hàng đầy xe tải). Hoặc LTL (less than truckload – vận chuyển hàng lẻ bằng xe tải), giúp tiết kiệm rủi ro, chi phí và cải thiện mạng lưới vận tải.
EVFTA (European Union – Vietnam Free Trade Agreement)
Đây được gọi là hiệp định thương mại tự do Liên Minh Châu Âu – Việt Nam. Được ký kết giữa EU và một nước đang phát triển, là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Được ký kết giữa Việt Nam và 28 quốc gia thành viên Liên Minh Châu Âu.
Hiệp định này cho phép các nhà xuất khẩu và nhà đầu tư của EU tiếp cận một thị trường năng động và đang phát triển. Trong đó, họ có thể củng cố và mở rộng hiện diện thương hiệu.
FTA mang lại những lợi ích gì?
- Xóa bỏ thuế hải quan
- Giảm hàng rào phi thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Châu Âu
- Bảo vệ các chỉ dẫn của Châu Âu về mặt địa lý
- Mở cửa thị trường Việt Nam cho các nhà khai thác dịch vụ EU
- Khuyến khích đầu tư
3PL (Third-party Logistics)
Thuật ngữ chị đơn vị thứ ba được thuê ngoài để cung cấp giải pháp Logistics cho doanh nghiệp.
Những công ty cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba có tầm ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động chuỗi cung ứng của khách hàng. Chẳng hạn như giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển, cải thiện độ tin cậy và nâng cao tính hiệu quả.
4PL
Cũng giống như 3PL, 4PL đảm nhận vai trò của các dịch vụ thuê ngoài và cung cấp thêm một vài dịch vụ khác như:
- Chiến lược Logistics
- Chiến lược nguồn vận chuyển
- Lập kế hoạch kinh doanh
- Phân tích mạng lưới
- Quản lý sự thay đổi
- Lập kế hoạch tồn kho
Bill of Lading (Vận đơn)
Thuật ngữ Bill of Lading (BOL) hay vận đơn đường biển là tài liệu quan trọng nhất để vận chuyển một chuyến hàng. Chứng từ nay như một biên lai cho các dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Như một hợp đồng giữa người vận chuyển và người gửi hàng.
3 chức năng chính của vận đơn mà bạn cần biết đó là:
- Biên nhận hàng hóa: xác nhận khi hàng hóa đã được đưa lên tàu. Có thể sử dụng cho mục đích bảo hiểm
- Chứng nhận sở hữu hàng hóa
- Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển
Landed Cost
Landed cost hay Landed cost of goods có nghĩa là toàn bộ chi phí của một sản phẩm trong suốt chẳng đường. Từ nguyên vật liệu thô đến điểm đến cuối cùng với khách hàng.
Laned Cost có thể bao gồm giá hàng hóa, phí bảo hiểm, thủ tục hải qua. Landed Cost sẽ mang lại sự rõ ràng trong việc định giá thực của tất cả hàng hóa dịch vụ. Cũng như giúp tối đa hóa hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng và hiệu quả kinh doanh để mang lại lợi nhuận.
Cross Docking
Đây là một thuật ngữ chỉ quy trình Logistics. Trong đó hàng hóa sẽ được phân phối trực tiếp từ nhà cung cấp đến khách hàng. Hoặc chuỗi bán lẻ mà gần như không có thời gian xử lý.
Quy trình này sẽ diễn ra tại một bến cảng phân phối, bao gồm việc nhận hàng hóa thông qua một bến tàu đến. Sau đó chuyển chúng qua một bến tàu gửi hàng đi để sẵn sàng vận chuyển.
Trên đây là top 10 thuật ngữ logistics xuất nhập khẩu phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng, những thuật ngữ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn và có thể áp dụng vào công việc của mình nhé!
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị vận chuyển đường hàng không uy tín đừng quên liên hệ với Vietjet Cargo nhé. Chúng tôi là một nhà cung cấp dịch vụ Logistics chuyên về các tuyến đường thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu về hậu cần cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.