Chuyên mục
Tin tức

Strengthening connectivity to establish Vietnam as a key Logistics hub in the region

Logistics is recognized as a crucial service sector within the overall structure of the national economy, playing a supportive, connecting, and driving role in the socio-economic development of the nation and its localities, contributing to enhancing the competitive capacity of the economy.

To be fair, the Vietnamese Logistics industry has made significant strides in recent years, with an average annual growth rate of 14%-16%, reaching a scale of 40-42 billion USD per year. The increasing number of logistics service providers and the improved quality of their services have contributed significantly to achieving the highest level of import and export results, amounting to 732.5 billion USD, a 9.5% increase compared to 2021.

However, the Industry 4.0 revolution has led to the emergence of various specialized services. Both Vietnam’s and the world’s logistics service markets face fierce competition as e-commerce flourishes, offering advanced logistics services like E-logistics, Green logistics, resulting in relatively high service costs for Vietnamese logistics companies.

Decision No. 221/QD-TTg dated February 22, 2021, issued by the Prime Minister of the Government, amending and supplementing Decision No. 200/QD-TTg dated February 14, 2017, on approving the plan to enhance the competitive capacity and development of Vietnam’s logistics services until 2025, has set forth the following goals: “By 2025, the contribution of logistics services to GDP will reach 5%-6%, the growth rate of logistics services will be 15%-20%, the outsourcing rate of logistics services will reach 50%-60%, logistics costs will decrease to about 16%-20% of GDP, and the global Logistics Performance Index (LPI) ranking will be 50 or higher.

Resolution No. 163/NQ-CP dated December 16, 2022, issued by the Government, on “Enhancing the Synchronized Implementation of Key Tasks and Solutions to Improve the Competitive Capacity and Development of Vietnam’s Logistics Services” outlines the development perspective for the logistics service market, focusing on enhancing the competitive capacity of logistics service providers. 

Therefore, relevant ministries, sectors, and localities are required to concentrate their resources and promptly implement the assigned tasks stated in Decision No. 221/QD-TTg dated February 22, 2021, amending and supplementing Decision No. 200/QD-TTg dated February 14, 2017, to ensure the quality and progress as stipulated. This includes monitoring international and regional situations, analyzing and evaluating timely the impacts affecting our national economy, and proactively developing scenarios and plans to manage and direct logistical activities to efficiently serve domestic production, domestic circulation, and import- export activities.

The responsible ministries, sectors, and localities are obliged to understand the current situation, promptly detect and resolve arising issues in logistics activities that negatively impact the socio-economic sphere within the scope and domain of state management. They are also expected to fully leverage the geographical advantage of Vietnam’s location, strengthen connectivity, and position Vietnam as a significant logistics hub in the region.

Source: vlr.vn

Chuyên mục
Tin tức

Thị trường hàng không hồi phục, lượng khách tăng 20% trong 9 tháng

9 tháng của năm 2023, các cảng hàng không trên cả nước đón 89 triệu lượt khách, theo đó thị phần hàng không quốc tế đang lấy lại đà tăng trưởng với số lượng hành khách tăng mạnh…

Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, 9 tháng của năm 2023, các cảng hàng không trên cả nước đón 89 triệu lượt khách, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng hành khách quốc tế tăng 266,8%, đạt 23,7 triệu khách và khách nội địa giảm 3,6%, đạt 65,2 triệu khách.

Các hãng hàng không Việt Nam đã vận chuyển 44,1 triệu khách, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng hành khách quốc tế tăng mạnh 300,2%, đạt 11,5 triệu khách, còn khách nội địa giảm 3,6%, đạt 32,6 triệu khách.

Cục Hàng không Việt Nam cho biết thị trường vận chuyển hàng không quốc tế đang tiếp tục duy trì đà phục hồi đối với phần lớn các thị trường truyền thống (ngoại trừ thị trường Trung Quốc và Nga) và sự góp mặt của một số thị trường mới ở khu vực Trung Á như: Kazakhstan, Uzbekistan, Turkmenistan.

Mặt khác, các hãng hàng không Việt Nam cũng đẩy mạnh hoạt động khai thác các đường bay đến Ấn Độ và Australia cũng góp phần duy trì đà phục hồi của thị trường hàng không quốc tế sau đại dịch Covid-19.

Hiện tại, có 64 hãng hàng không nước ngoài và 5 hãng hàng không Việt Nam khai thác thị trường quốc tế với trên 169 đường bay quốc tế kết nối 28 quốc gia, vùng lãnh thổ Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Đông, châu Á và châu Phi tới các điểm của Việt Nam như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Cam Ranh, Phú Quốc, Đà Lạt, Huế.

Trong đó, 10 thị trường quốc tế có số khách quốc tế vận chuyển nhiều nhất đến Việt Nam gồm Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Hong Kong, Australia và Ấn Độ.

Về mạng đường bay nội địa, hiện 5 hãng hàng không Việt Nam đang khai thác 67 đường bay kết nối Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng với 19 cảng hàng không địa phương khác, với trên 650 chuyến bay mỗi ngày. Ngoài việc tăng tần suất khai thác các đường bay hiện hữu, các hãng hàng không Việt Nam cũng khai thác một số đường bay mới như Cần Thơ – Vân Đồn, Hà Nội – Cà Mau.

Trong khi thị trường hành khách có xu hướng tăng, thống kê của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy sản lượng hàng hóa qua các cảng hàng không lại giảm.

Cụ thể, trong 9 tháng của năm 2023, tổng thị trường hàng hóa của hàng không giảm khoảng 18% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 762.000 tấn. Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng hàng không đạt 887.500 tấn, giảm 15,3%. Theo đó, lượng hàng vận chuyển quốc tế giảm 24%, đạt 637.000 tấn và lượng hàng vận chuyển nội địa đạt 250.400 tấn, tăng 19,5%. Sản lượng hàng hóa được vận chuyển bởi các hãng hàng không Việt Nam đạt 230.000 tấn, tăng 8,7%.

Mặc dù vậy, Cục Hàng không Việt Nam nhận định thị trường hàng không vẫn tiềm ẩn một số yếu tố liên quan đến sự tăng trưởng của thị trường nội địa cũng như sự phục hồi của thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, xu hướng thắt chặt chi tiêu của khách nội địa, sự cạnh tranh của các loại hình đường bộ với hàng loạt các tuyến cao tốc đưa vào khai thác, xung đột Nga – Ukraine tiếp tục leo thang, sự mất giá của đồng Yen (Nhật Bản), chính sách khuyến khích khách du lịch nội địa của Trung Quốc… khiến dòng khách của các quốc gia có thị trường lớn này đến Việt Nam giảm.

Về phương hướng khôi phục thị trường hàng không các tháng cuối năm, Cục Hàng không Việt Nam sẽ tiếp tục chủ động nghiên cứu, theo dõi sát nhu cầu tình hình của thị trường, phối hợp với các hãng hàng không, đơn vị chuyên ngành để có giải pháp kịp thời, phù hợp với khả năng phục vụ của điều kiện kết cấu hạ tầng hàng không.

Đồng thời bổ sung các đường bay đến có nhu cầu cao đến điểm du lịch, có giải pháp hỗ trợ tăng cường các hãng hàng không, tiếp tục làm việc với các nhà chức trách nước ngoài để tạo điều kiện cho khai thác bay quốc tế… góp phần phục hồi thị phần bay nội địa và quốc tế.

Nguồn: vneconomy.vn

Chuyên mục
Tin tức

9 tháng năm 2023: 89 triệu khách qua các cảng hàng không

Hà Nội (TTXVN 27/9) Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT), 9 tháng năm 2023, các cảng hàng không trên cả nước đã đón 89 triệu lượt hành khách, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2022.

Nguồn: infographics.vn

Chuyên mục
Tin tức

Quan hệ thương mại Việt Nam – Bangladesh

Bangladesh hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam tại khu vực Nam Á. Thương mại giữa hai nước tăng gần 4 lần trong vòng 10 năm từ 2002 (khoảng 350 triệu USD) đến năm 2022 (khoảng 1,47 tỷ USD). Hai nước phấn đấu đạt mục tiêu 2 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương trong những năm tới.

Nguồn: infographics.vn

Chuyên mục
Tin tức

Quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên hợp quốc

Hà Nội (TTXVN 20/9) Trong hơn 45 năm qua (9/1977 – 9/2023), hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc đạt kết quả tốt và có tác dụng tích cực, vừa đáp ứng được yêu cầu, lợi ích của Việt Nam trong từng giai đoạn, vừa góp phần tăng cường vai trò, tiếng nói và “dấu ấn” đóng góp của Việt Nam tại Liên hợp quốc. Những kết quả này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những nỗ lực chung của Việt Nam và Liên hợp quốc trong việc khắc phục những mặt còn tồn tại, mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác hai bên, hỗ trợ tích cực cho công cuộc phát triển đất nước, hội nhập quốc tế của Việt Nam và góp phần nâng cao vai trò của Liên hợp quốc trong thời kỳ mới.

Nguồn: infographics.vn

Chuyên mục
Tin tức

Quan hệ thương mại ASEAN – Trung Quốc

Hà Nội (TTXVN 16/9) Hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc chứng kiến những tiến triển hết sức năng động. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua, đưa ASEAN và Trung Quốc trở thành đối tác thương mại số 1 của nhau.

Nguồn: infographics.vn

**Vietjetair Cargo đang khai thác nhiều chặng bay từ Việt Nam đến các sân bay tại Trung Quốc, mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ :

▪ Email: sales@vietjetaircargo.com
▪ Phone: 028 73003128

Chuyên mục
Tin tức

Việt Nam – Trung Quốc tăng cường quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Hà Nội (TTXVN 15/9) Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội chợ Trung Quốc – ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại – Đầu tư Trung Quốc – ASEAN (CABIS) lần thứ 20 tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc ngày 16 và 17/9/2023. Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/1/1950. Năm 2008, hai nước thiết lập khuôn khổ quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Với nỗ lực chung của cả hai bên, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc những năm qua tiếp tục có bước phát triển quan trọng trên các lĩnh vực.

Nguồn: infographics.vn

Chuyên mục
Tin tức

55 quốc gia/ vùng lãnh thổ miễn thị thực cho công dân Việt Nam

Hà Nội (TTXVN 23/7) Công dân mang hộ chiếu Việt Nam có thể nhập cảnh tại 55 điểm đến trên thế giới mà không cần xin thị thực hoặc được đơn giản hóa thủ tục như cấp thị thực tại cửa khẩu hay làm thủ tục điện tử.

Nguồn: infographics.vn

Chuyên mục
Tin tức

Vietjet và Boeing chốt kế hoạch giao tàu bay ngay trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Việt Nam

Nhân chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden đến Việt Nam, Vietjet và Boeing đã đạt được những thống nhất cấp cao giữa hai bên. 

Hợp đồng đặt mua 200 tàu bay của Vietjet với Boeing đã bị gián đoạn do liên quan tới tàu bay 737 Max, ảnh hưởng tới khả năng cung cấp máy bay của Boeing trên toàn thế giới và tiếp theo là những tác động dồn dập của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu của Boeing. Không ít đơn đặt hàng và kế hoạch giao nhận tàu bay trên khắp thế giới đã bị hủy bỏ, trì hoãn vô thời hạn. Vietjet cũng chịu những thiệt hại không nhỏ khi dòng máy bay 737 Max không được nhà chức trách các nước phê chuẩn và Boeing không thể giao hàng đúng hạn. Trong khi nhiều hãng hàng không từ chối thực hiện hợp đồng thì Vietjet và Boeing kiên trì tìm tiếng nói chung để gặp nhau trong một chiến lược chung dài hạn, thống nhất tiếp tục triển khai thực hiện hợp đồng. 

Theo đó, Chủ tịch Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo và tổng giám đốc toàn cầu của Boeing tiến sĩ Brendan Nelson thống nhất và hài lòng với những thoả thuận thương mại. Vietjet và Boeing thống nhất bổ sung các nội dung của hợp đồng đặt mua 200 tàu bay 737 Max trị giá 25 tỷ USD sẽ được giao trong 5 năm tới. Đây là những tàu bay được coi là an toàn, tiện nghi, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường hàng đầu thế giới. Dự kiến 12 tàu bay đầu tiên sẽ được giao cho Vietjet trong năm 2024. 

Boeing và Vietjet thống nhất hợp tác xây dựng Việt Nam thành trung tâm cung cấp các dịch vụ hàng không về đào tạo huấn luyện, sửa chữa bảo dưỡng cho Việt Nam và quốc tế. Hai bên cũng phối hợp trong việc ứng dụng các công nghệ mới về trí tuệ nhân tạo, công nghệ hàng không, nhiên liệu xanh, giảm thiểu khí thải theo những tiêu chí hàng không bền vững. Song song là các hỗ trợ phát triển hạ tầng hàng không, nâng cao năng lực vận hành sân bay, quản lý bay. Đồng thời Boeing thúc đẩy Việt Nam tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Boeing về sản xuất tàu bay và các thiết bị hàng không.

Boeing và Vietjet cùng nhìn lại những nỗ lực đầu tiên từ Bản ghi nhớ hai bên đạt được tại chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ với sự chào đón của Tổng thống Biden khi đó là Phó Tổng thống. Các bên đã đạt được những bước tiến tiếp theo trong chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam năm 2016 với Hợp đồng 100 tàu bay, và 2 năm sau tăng lên 200 tàu bay.

Đơn đặt hàng tàu bay của Vietjet mang tới 200.000 việc làm cho người dân Mỹ, góp phần tăng trưởng quan hệ thương mại song phương và cũng là minh chứng cho hợp tác thành công giữa doanh nghiệp hai nước. Các kết quả đạt được không chỉ thúc đẩy tăng trưởng cho ngành hàng không và kinh tế Việt Nam mà còn thu hút thêm nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, bao gồm cả các tập đoàn lớn và các nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ – nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Hai bên đã đạt được những thỏa thuận thương mại với sự hoan nghênh và chúc mừng của Đặc phái viên Tổng thống Mỹ John Kerry. Tại Hội nghị cấp cao về đầu tư và đổi mới sáng tạo sáng nay tại Hà Nội, Tổng thống Joe Biden đã có những đánh giá cao về các cơ hội để hai nước thúc đẩy quan hệ trên các lĩnh vực đầu tư, đổi mới sáng tạo, trong đó có phát triển lĩnh vực hàng không.

Chuyên mục
Tin tức

Vietjet và Tập đoàn Carlyle ký kết tài trợ tàu bay trị giá 550 triệu USD nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

(Hà Nội, ngày 11/09/2023) – Vietjet và Tập đoàn tài chính lớn của Hoa Kỳ Carlyle hôm nay ký kết Thoả thuận tài trợ tàu bay trị giá 550 triệu Đô la Mỹ nhân chuyến thăm chính thức của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến Việt Nam.

Công ty Carlyle Aviation Partners thuộc Tập đoàn Carlyle sẽ cung cấp tài chính cho loạt tàu bay 737 Max thuộc đơn hàng 200 tàu của Vietjet và Boeing. Đây là đơn đặt hàng tàu bay quan trọng và là một trong những hợp đồng thương mại lớn nhất, góp phần quan trọng đến cán cân thương mại giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đến thời điểm hiện tại.

Ông Robert Korn, Chủ tịch Carlyle Aviation Partners, cho biết: “Công ty Carlyle Aviation Partners là đối tác chiến lược lâu dài với Vietjet. Chúng tôi hân hạnh được đồng hành và chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Vietjet trong hơn một thập kỷ vừa qua, đem đến cơ hội bay tiết kiệm và thuận tiện cho người dân và góp phần tích cực vào sự phát triển của ngành hàng không, du lịch và thúc đẩy đầu tư giữa Việt Nam và quốc tế.”

Những tàu bay đầu tiên của đơn hàng sẽ giao cho Thai Vietjet, hãng hàng không do Vietjet thành lập và hiện là một trong những hãng hàng không dẫn đầu tại Thái Lan với thương hiệu và hình ảnh Vietjet được người dân trong khu vực yêu mến.

Vietjet và Boeing trong chuyến thăm chính thức của Tổng thống Biden đến Việt Nam đã thống nhất bàn giao những tàu bay đầu tiên cho Vietjet theo đặt hàng 200 tàu bay B737 Max. Đơn hàng trị giá hơn 25 tỷ USD sẽ được thực hiện trong 5 năm tới với 12 tàu bay đầu tiên được bàn giao ngay trong năm 2024.

Công ty Carlyle Aviation Partners hoạt động trong lĩnh vực tài chính và cho thuê máy bay toàn cầu, thành lập năm 2002, trụ sở tại thành phố Miami, tiểu bang Florida, Hoa Kỳ, hiện đang quản lý 396 tàu bay tại 59 quốc gia trên thế giới. Tập đoàn tài chính Carlyle hiện quản lý tổng tài sản lên đến 385 tỷ Đô la Mỹ.